[Mã bản vẽ 49620]

Biện pháp thi công bến tạm

  (1 Đánh giá)
  0       294    

Bến tạm phục vụ thi công, công trình thủy công đối với các dự án cảng hoặc dự án dưới nước cần cảng tạm để phục vụ công tác vận chuyển vật liệu

Danh mục
Thể loại
Ngày đăng
28-10-2023
Loại file
File
File download
 3.BPTC BEN TAM_BEN TRONG LUC-.zip [35.5 MB]
CAM KẾT TỪ NGƯỜI BÁN
Cam kết đúng như mô tả

(Hạng vàng)
Xem trang

Bản vẽ
6

Đánh giá (7)
5/5

Ngày tham gia
28/10/2023

I...... Mở đầu: 2

1.     Tổng quan: 2

2.     Tên dự án. 6

3.     Tên gói thầu: 6

4.     Chủ đầu tư: 6

5.     Nhà thầu thi công gói thầu số 24: 6

6.     Quy mô, kết cấu các hạng mục của gói thầu 24: 7

7.     Tiến độ thi công gói thầu 24: 7

8.     Cơ sở pháp lý. 8

9.     Khung tiêu chuẩn áp dụng: 9

10.   Phần mềm sử dụng. 10

II.... Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng.. 10

1.     Mô tả vị trí địa điểm xây dựng nhà máy. 10

2.     Địa hình.. 11

3.     Thủy văn: 12

4.     Điều kiện địa chất xây dựng bến tạm 1 & 2: 12

III... Bến tạm 1 & 2  phục vụ thi công: 14

1.     Mục đích xây dựng bến tạm 1 & 2: 14

2.     Vị trí, quy mô, kết cấu bến tạm 1 & 2: 15

3.     Tính ổn định chung công trình. 18

4.     Đơn vị thực hiện thi công bến tạm 1 & 2: 20

5.     Biện pháp thi công chính xây dựng bến tạm 1 & 2: 20

6.     Tiến độ xây dựng bến tạm 1 & 2. 22

7.     Thời gian sử dụng bến tạm 1 & 2: 22

IV... Đánh giá tác đỘng môi trưỜng.. 22

1.     Nguồn gây tác động. 22

1.1.      Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 22

1.2.      Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 23

2.     Đối tượng, quy mô chịu tác động. 23

3.     Đánh giá tác động. 23

3.1.      Tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại 23

3.2.      Tác động của chất thải lỏng. 24

3.3.      Tác động của chất thải khí 24

3.4.      Các tác động không liên quan đến chất thải 25

4.     Biện pháp giảm thiểu. 26

4.1.      Chất thải rắn và chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng. 26

4.2.      Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 27

4.3.      Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 28

4.4.      Kiểm soát độ rung, ồn trong quá trình thi công xây dựng. 30

 

I.Bến tạm 1 & 2  phục vụ thi công:

1.Mục đích xây dựng bến tạm 1 & 2:

  • Bến tạm 1 & 2  được xây dựng nhằm mục đích bốc dỡ, vận chuyển vật tư từ trong bờ ra biển phục vụ thi công đê chắn sóng và cảng nhập than, thi công nạo vét luồng tàu và vũng quay tàu.

2.Vị trí, quy mô, kết cấu bến tạm 1 & 2:

  • Thiết bị bốc dỡ trên bến tạm 1 & 2  sử dụng cẩu bánh xích 200 tấn;
  • Sà lan cập bến tạm 1 & 2  1000 tấn kích thước L x B x D : 40 x 12 x 1,5 m
  • Vị trí xây dựng bến tạm 1 & 2:

Bến tạm số 1:

STT

Tên điểm

VN2000

X

Y

1

3

1986070.625

553339.111

2

4

1986070.625

553359.111

3

5

1986054.625

553359.111

4

6

1986054.625

553339.111

 

Bến tạm số 2:

STT

Tên điểm

VN2000

X

Y

1

7

1986007.125

553339.111

2

8

1986007.125

553359.111

3

9

1985991.125

553359.111

4

10

1985991.125

553339.111

 
  • Quy mô bến tạm 1 & 2:
  1. Cao độ đỉnh bến 1 & 2

Dựa vào số liệu mực nước giờ do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình thủy quan trắc tại Quảng Trạch và số liệu mực nước giờ thu thập tại trạm quốc gia Tân Mỹ  từ 10h ngày 1 tháng 9 năm 2020 đến 15h ngày 15 tháng 9 năm 2020 đã xây dựng được tương quan mực nước giữa hai trạm. Phương trình tương quan giữa hai trạm như sau:

HQuảng Trạch = 1,181 x HTân Mỹ + 14,15 (cm)

Hệ số tương quan R = 0,987.

Theo phương trình tương quan trên ta có mực nước ứng với các tần suất tại Quảng Trạch như sau:

Bảng III.2. 1: Mực nước ứng với các tần suất lũy tích trạm Quảng Trạch (Hệ cao độ Nhà nước, cm)

P%

1

3

5

10

20

50

70

90

95

97

99

H Giờ

115

94

85

72

57

21

-7

-50

-66

-76

-93

H Đỉnh

146

128

119

106

93

71

58

39

28

22

11

H Chân

15

1

-6

-18

-31

-54

-69

-90

-102

-110

-122

H T.bình

77

60

55

46

35

14

4

-14

-21

-28

-40

Theo Báo cáo nghiên cứu sóng, thủy lực, bùn cát trên mô hình toán do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình thủy lập tháng 10/2020. Mực nước tính toán cao nhất bao gồm các mực nước thủy triều thiên văn cao nhất (H.A.T), nước dâng trong bão ứng với các giá trị tần suất bảo đảm (chu kỳ lặp), nước dâng do biến đổi khí hậu được tính trong 50 năm đến năm 2070 như trong bảng sau:

Bảng III.2. 2: Mực nước cao mô phỏng theo sóng bão (hệ cao độ Nhà nước)

 

 

Stt

 

Tần suất

Mực nước triều thiên văn cao nhất

Mực nước dâng do Bão

Mực nước dâng do BĐKH

Mực nước tính toán

1

Gió mùa cấp 6

0,97

0,4

0,35

1,72

2

Tần suất 1 năm

0,97

0,8

0,35

2,12

Căn cứ mực nước ứng với các tần suất lũy tích tại vị trí xây dựng công trình (Bảng III.2.1) và mực nước cao mô phỏng theo sóng bão. MNTK được lựa chọn như sau:

+ Mực nước cao thiết kế (MNCTK): +1,15m (P1% mực nước giờ).

+ Mực nước thấp thiết kế (MNTTK): -0,85m (P98% mực nước giờ).

+ Mực nước cao mô phỏng theo sóng bão: +2,12m.

Cao độ đỉnh bến tạm 1 & 2  sẽ lấy theo mực nước mô phỏng theo sóng bão : 2,12m. Tuy nhiên, sau khi xem xét về điều kiện tự nhiên, cao độ mặt bến tạm 1 & 2  lựa chọn là +2,50m (hệ cao độ nhà nước).

  1. Cao độ đáy bến tạm 1 & 2

Mực nước thấp thiết kế (MNTTK – P98%): -0,85m. Tổng hợp kết quả tính toán cao độ đáy bến tạm 1 & 2  xem bảng sau:

Chiều sâu nước trước bến tạm 1 & 2, H0 được xác định theo công thức sau:

H0 = T0 + Z1 + Z2

Trong đó;

T0: Mớn nước đầy tải của tàu tính toán (m);

Z1: Chiều sâu dự phòng chạy tàu, Z1 = 0,05T0 (m); Z2: Chiều sâu dự phòng do sóng (m), Z2 = 0,05 (m);

Cao độ đáy bến tạm 1 & 2, CĐĐB = MNTTK - H0

Kết quả tính toán cao độ đáy bến tạm 1 & 2  như trong bảng sau:

Bảng III.2. 2:  Kết quả tính toán cao độ đáy bến tạm 1 & 2

 

Loại tàu

Trọng tải (tấn)

T0

(m)

Z1

(m)

Z2

(m)

MNTTK

(m)

CĐĐB

(m)

Sà lan

1.000

1,50

0,075

0,05

-0,85

≤ - 2,475

Như vậy, cao độ đáy bến tạm 1 & 2  là -2,50m (hệ cao độ Nhà nước).

  1. Bến tạm số 1

Bến tạm có chiều dài (theo hướng vuông góc với bờ) là 20m; chiều rộng (theo hướng song song với bờ) là 16m.

Cao độ bến + 2,5 m.

Kết cấu bến tạm:

+ Mặt ngoài và hai mặt bên bến tạm được xếp bằng các cục/khối bê tông đúc sẵn kích thước 2,0x1,5x1,0m.

+ Bên trong bến tạm được đổ đá hộc.

+ Mặt trên của bến tạm được đổ lớp đá dăm cấp phối tạo phẳng dày 15cm và đá base dăm cấp phối dày 35cm.

+ Bến tạm được kết nối với khu vực bãi tập kết cấu kiện và vật liệu bằng hệ thống đường tạm rộng 10m, đường tạm dài 124,58m.

  1. Bến tạm số 2

Bến tạm có chiều dài (theo hướng vuông góc với bờ) là 20m; chiều rộng (theo hướng song song với bờ) là 16m.

Cao độ bến + 2,5 m.

Kết cấu bến tạm:

+ Mặt ngoài và hai mặt bên bến tạm được xếp bằng các cục/khối bê tông đúc sẵn kích thước 2,0x1,5x1,0m.

+ Bên trong bến tạm được đổ đá hộc.

+ Mặt trên của bến tạm được đổ lớp đá dăm cấp phối tạo phẳng dày 15cm và đá base dăm cấp phối dầy 35cm.

+ Bến tạm được kết nối với khu vực bãi tập kết cấu kiện và vật liệu bằng hệ thống đường tạm rộng 10m, đường tạm dài 121,95m.

  1. Cọc neo ống thép
  • Cọc neo ống thép với kích thước D1000, chiều dài L = 15m

Tọa độ cọc neo ống thép

STT

Tên điểm

VN2000

X

Y

1

CN1

1986094.377

553351.057

2

CN2

1986030.877

553351.057

3

CN3

1985967.377

553351.057

  1. Khu nạo vét trước Bến tạm số 1 và 2:

Khu nước trước bến có chiều dài 130m và chiều rộng 80m.

Theo bảng 15 TCVN 11416 với nền cát chặt trung bình hệ số mái dốc m=7.

Cao độ nạo vét bằng cao độ đáy bến là -2,5m, sai số nạo vét 0,2 m.

Tọa độ điểm khống chế khu nạo vét trước Bến tạm số 1 và 2

STT

Tên điểm

VN2000

X

Y

1

NV1

1986095.877

553359.111

2

NV2

1986095.877

553439.111

3

NV3

1985965.877

553439.111

4

NV4

1985965.877

553359.111

3.Tính ổn định chung công trình.

  1.  
  2.  
  3.  
  • Dùng phần mềm Geoslope 2021 để tính toán ổn định trượt cung tròn.
  • Thông số đầu vào:

+ Lớp 1 (lớp 1b): Cát + cát pha xám gw  = 1,99 g/cm3, j = 29,45o, C = 0,05 kG/cm2.

+ Lớp 2 (lớp 2): Cát, sỏi cuội xám trắng gw  = 2,03 g/cm3, j = 30,73o, C = 0,06 kG/cm2.

+ Lớp 3 (lớp 3): Sét pha xen kẹp cát xám vàng gw  = 1,94 g/cm3, j = 13,17o, C = 0,15 kG/cm2.

+ Lớp đá hộc 50 – 200 kg: gw  = 2,40 g/cm3, j = 45o, C = 0,00 kG/cm2.

+ Lớp đệm rọ đá: gw  = 2,40 g/cm3, j = 45o, C = 0,00 kG/cm2.

+ Bê tông khối xếp  M200: gw  = 2,20 g/cm3, j = 90o, C = 42,5 kG/cm2.

+ Tải trọng cẩu 200 tấn trên bến tạm 1 & 2: trên 1 dải xích rộng 1m dài 8m lực phân bố đều q = 200 tấn / (2 x 8) = 12,5 tấn/m2 = 125 kN/m2.

+ Mực nước thấp thiết kế (MNTTK): - 0,85.

+ Dùng phần mềm tính cho 2 mặt cắt 1-1 và 2-2.

+ Mặt cắt 1-1 ta có hệ số an toàn nhỏ nhất Kmin = 1,604 > Kcho phép = 1,25 (cấp công trình tạm).

 

TÍNH ỔN ĐỊNH TRƯỢT CUNG TRÒN THEO MẶT CẮT 1-1

 

HÌNH ẢNH DEMO


Biện pháp thi công bến tạm,Bến tạm,bến thủy công thi công tạm

Biện pháp thi công bến tạm,Bến tạm,bến thủy công thi công tạm

Biện pháp thi công bến tạm,Bến tạm,bến thủy công thi công tạm




Nguồn: Khobanve.vn

BẢN VẼ GẦN GIỐNG

GỢI Ý CHO BẠN

BÌNH LUẬN (0)


ĐÁNH GIÁ (1)

ĐIỂM TRUNG BÌNH

5
1 Đánh giá
Bản vẽ rất tốt (1)
Bản vẽ tốt (0)
Bản vẽ rất hay (0)
Bản vẽ hay (0)
Bình thường (0)
Thành viên
Nội dung đánh giá
15:02 - 28/10/2023
Bản vẽ rất tốt
Bản vẽ rất tốt và phù hợp để phát triển