[Mã bản vẽ 49621]

Biện pháp thi công công trình tạm, lán trại tạm

  (1 Đánh giá)
  0       339    

Bố trí công năng, tính toán năng suất công trình tạm, hệ thống chiếu sáng, xứ lý nước thải

Danh mục
Thể loại
Ngày đăng
28-10-2023
Loại file
File
File download
 4.CONG TRÌNH TẠM.zip [61 MB]
CAM KẾT TỪ NGƯỜI BÁN
Cam kết như mô tả

(Hạng vàng)
Xem trang

Bản vẽ
6

Đánh giá (7)
5/5

Ngày tham gia
28/10/2023

THUYẾT MINH

I.                   MỤC ĐÍCH:

-         Để triển khai thi công Gói thầu số 24 (EPC01-CSHT+QT I) hiệu quả, Nhà thầu sau khi nhận bàn giao mặt bằng khu vực thi công các công trình phụ trợ từ Chủ đầu tư tiến hành triển khai định vị công trình.

-         Xây dựng văn phòng, nhà kho, nhà ở công nhân sẽ áp dụng thiết kế điển hình, đó là kiểu nhà xây gạch, kết cấu bê tông cốt thép, móng đơn. Nhà thầu dự kiến bố trí và xác định diện tích cụ thể cho văn phòng, kho xưởng, công trình phụ trợ. Vị trí xây dựng công trình tạm được chia làm các khu vực chính như sau:

o   Bến tạm;

o   Khu vực bãi phục vụ thi công;

o   Khu vực lán trại, văn phòng hiện trường, hàng rào;

o   Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước;

o   Hệ thống biển báo, chỉ dẫn.

  1. NỘI DUNG:
  1. Bến tạm:
  • Mục đích sử dụng: Bến tạm được dùng để xuất/nhập vật tư từ trong bờ ra biển và từ biển vào bờ thông qua sà lan, cần cẩu.
  • Bến tạm được chia thành 2 phần, bến đứng và bến nghiêng:
    • Bến đứng được đặt ở cao trình +4,0m. Nhằm phục vụ công tác vận chuyển vật tư, thiết bị, các cấu kiện đúc sẵn, …
    • Bến nghiêng được đặt ở cao trình +0,5m. Nhằm mục đích phục vụ xe máy, thiết bị, xe vận chuyển bê tông di chuyển lên sà lan để ra khu vực thi công ngoài biển và di chuyển từ trên sà lan ngoài biển vào bờ.
  • Để vận chuyển vật tư, thiết bị, cấu kiện đúc sẵn, ... ra biển, vật tư sẽ được chuyển từ khu vực bãi chứa, bãi tập kết vật liệu ra khu vực bến đứng bằng ô tô/xe kéo hoặc các thiết bị vận tải khác. Tại đây vật tư, vật liệu, cấu kiện, … sẽ được cần cẩu đứng trên bến hoặc đứng trên sà lan cạnh bến cẩu xuống sà lan và di chuyển ra khu vực thi công.
  • Đối với các máy móc/thiết bị tự hành, xe ô tô chở bê tông, xe bơm bê tông để di chuyển ra khu vực thi công ngoài biển thì phải di chuyển ra khu vực bến nghiêng. Tại đây một sà lan có lưỡi phà nâng hạ được sẽ hạ lưỡi phà xuống mặt bến cho máy/thiết bị đi lên.
  • Cấu tạo bến tạm bao gồm:
    • Bến rộng 22,0m bao gồm bến đứng rộng 12,0m và bến nghiêng rộng 10,0m. Chiều dài bến là 23,0m.
    • Bến đứng cao độ mặt bến đặt ở cao trình +4,0m và bến nghiêng cao độ mặt bến đặt ở cao trình +0,5m.
    • Bến được xếp mặt ngoài và 2 mặt bên bằng các rọ đá kích thước 2,0x1,0x1,0m. Bên ngoài lớp rọ được gia cố bằng 1 hàng cọc cừ Lassen dài 16m, cừ được đóng với khoảng cách 1,0m/1 cọc. Các cọc cừ Lassen được gia cố bằng các thanh thép hình H350 nằm ngang và được neo vào trong bờ bằng các thanh neo thép tròn D28mm.
    • Bên trong bến được trải vải địa, đổ đá hộc và đổ cát đầm chặt.
    • Mặt trên của bến được đổ lớp đá dăm 4x6mm tạo phẳng dày 20cm.
    • Bến tạm được kết nối với khu vực bãi đúc cấu kiện/bãi tập kết vật liệu, thiết bị bằng hệ thống đường tạm rộng 10m. Mặt đường cấu tạo bằng lớp đá cấp phối 20cm và lớp đất đồi dầy 30cm trên nền cát đầm chặt.
  1. Nguyên tắc bố trí bãi gia công/đúc, bãi chứa và kết cấu nền bãi:
  • Khu bãi gia công/đúc nằm ngay cạnh khu vực bãi chứa. Sau khi gia công/đúc tiến hành cẩu sang khu vực bãi chứa bằng cẩu 50T.
  • Bãi chứa được bố trí gần đường tạm rộng 10m để thuận tiện cho công tác vận chuyển ra khu vực bến tạm.
  • Sơ đồ nguyên tắc bố trí bãi gia công/đúc, bãi chứa:
 
   

 Khu bãi chứa thép và bãi gia công được xếp liền kề nhau để thuận tiện cho công tác gia công thép. Thép từ bãi chứa được vận chuyển trực tiếp sang bãi gia công bởi công nhân. Bãi chứa thép phải được kê cao ráo và phải che chắn tránh tác động từ mưa, gió và môi trường xung quanh.

  • Kết cấu bãi chứa thép:
    • Lớp 1: Nền cát được san phẳng và đầm chặt.
    • Lớp 2: Đá base dày 20cm đầm chặt.
  • Kết cấu bãi đúc:
    • Lớp 1: Nền cát được san phẳng và đầm chặt.
    • Lớp 2: Đá base dày 20 cm đầm chặt.
    • Lớp trên cùng: Lớp vữa BTXM mác 200 dày 10cm.
  • Kết cấu bãi chứa:
    • Lớp 1: Nền cát được san phẳng và đầm chặt.
    • Lớp 2: Đá base dày 20cm đầm chặt.
  1. Bãi gia công và bãi chứa ống vách:
  • Diện tích bãi gia công được tính toán và cân đối căn cứ vào tổng số lượng ống vách, tiến độ thi công các hạng mục, diện tích mặt bằng khu bãi.
  • Bãi gia công bao gồm:
    • Khu vực chứa vật tư thép tấm.
    • Đường giao thông nội bộ trong bãi để xe ô tô chuyển ống vách, xe cẩu vận chuyển ống vách lên ô tô.
    • Khu vực chứa ống vách và hàn nối ống vách.
  • Tính toán diện tích bãi gia công ống vách:
    • Khối lượng ống vách bến nhập than 16.408md.
    • Thời gian gia công ống vách dự kiến: 320 ngày.
    • Khối lượng ống vách cầu dẫn bến nhập than 3.174md.
    • Thời gian gia công ống vách dự kiến: 195 ngày.
    • Khối lượng gia công trong 01 ngày:

(16.408md / 320 ngày + 3.174md / 195 ngày)  = 75md.

  • Chiều dài 01 cấu kiện ống vách 12md x Ø1200 (3,5T).
  • Sau khi gia công ống vách 15 ngày bắt đầu thi công rung vách:

(15 ngày x 75md) / 12md = 93 ống.

  • Ống vách sẽ được xếp 2 tầng, tầng 2 sẽ ít hơn tầng 1 là 1 ống.
  • Một ngày gia công: 75md / 12md = 6 ống.
  • Ống vách sau khi gia công xong sẽ được vận chuyển vào bãi chứa trong ngày, một ngày gia công 6 ống nên diện tích sẽ là:
    • S ≥ 13m x ((1,2m + 0,8m) x 6 hàng + 1m) = 169m2.
  • Diện tích bãi chứa ống vách được tính theo công thức sau:
    • L = (a + Lpc) x n + c
    • R = (b + Rpc) x m + c
    • Trong đó:
      • L, R: Chiều dài và rộng bãi chứa ống vách.
      • Lpc: 12m - Chiều dài ống vách.
      • Rpc: 1,2m - Chiều rộng ống vách.
      • a, b: Khoảng cách giữa các ống vách.        
      • c: Khoảng cách giữa các ống vách và mép ngoài bãi chứa.         
      • n, m: Số hàng và số cột ống vách.
    • R = (12m + 1m) x 3 hàng + 1m = 40m.
    • L = (1,2m + 0,8m) x 16 cột + 1m = 33m.
    • Như vậy diện tích bãi chứa ống vách là:

            S ≥ L x R = 33m x 40m = 1.320m2.

  • Bãi chứa ống vách được chia làm 3 hàng và 16 cột, song song với bãi đúc, Nhà thầu bố trí đường giao thông nội bộ chiều rộng 8m để phục vụ công tác cẩu lắp vận chuyển.
  1. Bãi gia công chế tạo lồng thép:
  • Diện tích bãi gia công được tính toán và cân đối căn cứ vào tổng số lượng lồng thép, tiến độ thi công các hạng mục, diện tích mặt bằng khu bãi.
  • Bãi gia công bao gồm:
    • Khu vực chứa vật tư thép xây dựng.
    • Đường giao thông nội bộ để xe ô tô chuyển lồng thép, xe cẩu vận chuyển lồng thép lên xe ô tô.
    • Khu vực chứa lồng thép và gia công lồng thép.
  • Tính toán diện tích bãi gia công lồng thép:
    • Khối lượng lồng thép bến nhập than 17.752md.
    • Thời gian gia công lồng thép dự kiến: 320 ngày.
    • Khối lượng lồng thép cầu dẫn bến nhập than 3.588md.
    • Thời gian gia công lồng thép dự kiến: 195 ngày.
    • Khối lượng trong 01 ngày:

(17.752md / 320 ngày + 3.588md / 195 ngày) = 80md.

  • Chiều dài 01 cấu kiện lồng thép 11,7md x Ø1100.
  • Sau khi gia công lồng thép 14 ngày bắt đầu thi công cọc nhồi:

(14 ngày x 80md) / 11,7md = 96 lồng thép.

  • Một ngày gia công: 80md / 11,7md  = 7 lồng thép.
  • Lồng thép sau khi gia công xong sẽ được vận chuyển vào bãi chứa trong ngày, một ngày gia công 7 lồng thép nên diện tích sẽ là:

S ≥ ((11,7md + 0,8m) x 2 cột + 1m) x ((1,2m + 0,8m) x 5 hàng + 1m) = 268 m2.

  • Diện tích bãi chứa lồng thép được tính theo công thức sau:
    • L = (a + Lpc) x n + c
    • R = (b + Rpc) x m + c
  • Trong đó:
    • L, R: Chiều dài và rộng bãi chứa lồng thép.
    • Lpc: 12m - Chiều dài lồng thép.
    • Rpc: 1,2m - Chiều rộng lồng thép.
    • a, b: Khoảng cách giữa các lồng thép.        
    • c: Khoảng cách giữa lồng thép và mép ngoài bãi chứa.    
    • n, m: Số hàng và số cột lồng thép.
  • R = (11,7m + 1m) x 5 hàng + 1m = 65m.
  • L = (1,2m + 0,4m) x 20 cột + 1m = 33m.
  • Như vậy diện tích bãi chứa lồng thép là:

            S ≥ L x R = 33m x 65m = 2.145m2.

  • Bãi chứa lồng thép được chia làm 5 hàng và 20 cột, song song bãi gia công, Nhà thầu bố trí đường giao thông nội bộ chiều rộng 8m để phục vụ công tác cẩu lắp vận chuyển.
  1. Bãi đúc gối đỡ và bãi chứa:
  • Diện tích bãi đúc gối đỡ được tính toán và cân đối căn cứ vào tổng số lượng cấu kiện gối đỡ, tiến độ thi công các hạng mục, diện tích mặt bằng khu bãi.
  • Bãi đúc gối đỡ bao gồm:
    • Khoảng cách giữa các khối đúc (để thao tác lắp dựng ván khuôn cốt thép).
    • Đường giao thông nội bộ để xe chở bê tông, xe cẩu vận chuyển khối đúc đi lại thao tác.
  • Tính toán diện tích bãi đúc gối đỡ:
    • Khối lượng toàn bộ gối đỡ: 224 gối loại 1 và 56 gối loại 2.
    • Thời gian đúc dự kiến: 120 ngày.
    • Số khối gối đỡ đúc trong 01 ngày:
      • Gối đỡ G1: 224 gối / 120 ngày = 3 gối/ngày.
      • Gối đỡ G2: 56 gối / 120 ngày = 1 gối/ngày.
    • Thời gian bảo dưỡng bê tông tại bãi đúc là: 07 ngày.
    • Như vậy bãi đúc phải đủ diện tích để đúc được:

(07 ngày x 3 khối/ngày + 07 ngày x 1 khối/ngày = 28 khối.

  • Diện tích bãi đúc gối đỡ được tính theo công thức sau:
    • L = (a + Lpc) x n
    • R = (a + Rpc) x m
  • Trong đó:
    • L, R: Chiều dài và rộng bãi đúc gối đỡ.
    • Lpc: 1,8m/5,2m - Chiều dài gối đỡ G1, G2.
    • Rpc: 1,8m - Chiều rộng gối đỡ.
    • a: Khoảng cách giữa các khối đúc để thao tác ván khuôn, cốt thép.
    • n, m: Số hàng và số cột khối đúc.
  • Gối đỡ G1:
    • R = (1,8m + 1m) x 4 hàng  = 12m.
    • L = (1,8m + 1m) x 6 cột  = 17m.
  • Gối đỡ G2:
    • R = (1,8m + 1m) x 4 hàng  = 12m.
    • L = (5,2m + 1m) x 2 cột  = 13m.
  • Như vậy diện tích bãi đúc gối đỡ G1 và G2 là:

                        S ≥ L x R = 12m x 17m + 12m x 13m = 360m2.

  • Bãi chứa gối đỡ:
    • Theo tiến độ dự kiến của Nhà thầu từ khi bắt đầu đúc gối đỡ đến lúc lắp dựng là 50 ngày. Như vậy số cấu kiện đúc được: 50 ngày x 3 khối/ngày = 150 cấu kiện. Tiến độ lắp đặt khoảng 10 cấu kiện/ngày.
    • Như vậy diện tích bãi chứa tối thiếu phải chứa được 150 cấu kiện, diện tích 01 cấu kiện trung bình 3,5m2. Diện tích bãi chứa: 3,5m2 x 150 cấu kiện = 525m2. Các cấu kiện được xếp là 1 tầng.
    • Vậy diện tích bãi chứa tối thiểu là: 525m2 x 1,2 = 630m2.
    • Chiều rộng bãi là 12m nên chiều dài sẽ là: 630m2 / 12m = 53m.
  1. Bãi đúc và bãi chứa vỏ dầm:
  • Diện tích bãi đúc vỏ dầm được tính toán và cân đối căn cứ vào tổng số lượng cấu kiện, tiến độ thi công các hạng mục, diện tích mặt bằng khu bãi.
  • Bãi đúc vỏ dầm bao gồm:
    • Khoảng cách giữa các khối đúc (để thao tác lắp dựng ván khuôn cốt thép).
    • Đường giao thông nội bộ để xe chở bê tông, xe cẩu vận chuyển khối đúc đi lại thao tác.
  • Tính toán diện tích bãi đúc vỏ dầm:
    • Khối lượng toàn bộ vỏ dầm 436 cấu kiện các loại.
    • Thời gian đúc khối vỏ dầm dự kiến: 148 ngày.
    • Số cấu kiện bê tông vỏ dầm đúc trong 01 ngày:

436 cấu kiện / 148 ngày = 3 cấu kiện/ngày.

  • Thời gian bảo dưỡng khối bê tông tại bãi đúc là: 07 ngày.
  • Như vậy bãi đúc phải đủ diện tích để đúc được:

07 ngày x 3 cấu kiện/ngày = 21 cấu kiện.

  • Diện tích bãi đúc vỏ dầm được tính theo công thức sau:
    • R = (a + Lpcb) x n + a
    • L = (a + Rpcb) x m + a
  • Trong đó:
    • L, R: Chiều dài và rộng bãi đúc.
    • Lpcb: 4,3 m (trung bình) - Chiều dài vỏ dầm.
    • Rpcb: 1,6 m - Chiều rộng vỏ dầm.
    • a: Khoảng cách giữa các khối đúc để thao tác ván khuôn, cốt thép.
    • n, m: Số hàng và số cột khối đúc.
  • R = (4,3m + 1m) x 6 hàng + 1m = 33 m.
  • L = (1,6m + 1m) x 4 cột + 1m = 12 m.
  • Như vậy diện tích bãi đúc vỏ dầm là:

L x R = 33m x 12m = 396m2.

  • Bãi chứa vỏ dầm được chia làm 6 hàng và 4 cột, song song bãi đúc, Nhà thầu bố trí đường giao thông nội bộ chiều rộng 8m để phục vụ công tác đổ bê tông và cẩu lắp vận chuyển.
  • Bãi chứa vỏ dầm:
    • Theo tiến độ dự kiến của Nhà thầu từ khi bắt đầu đúc vỏ dầm đến lúc lắp dựng là 50 ngày. Như vậy số cấu kiện đúc được: 50 ngày x 3 cấu kiện/ngày = 150 cấu kiện.
    • Như vậy diện tích bãi chứa tối thiếu phải chứa được 150 cấu kiện, diện tích 01 cấu kiện trung bình 7m2. Diện tích bãi chứa: 7m2 x 150 cấu kiện = 1.050m2. Các cấu kiện được xếp là 1 tầng.
    • Vậy diện tích bãi chứa tối thiểu là: 1.050m2 x 1,1 = 1.155m2.
    • Chiều rộng bãi chứa là 12m nên chiều dài tối thiểu là:

1.155m2 / 12m = 97m.

  1. Bãi đúc và bãi chứa dầm đúc sẵn:
  • Diện tích bãi đúc dầm đúc sẵn được tính toán và cân đối căn cứ vào tổng số lượng cấu kiện, tiến độ thi công các hạng mục, diện tích mặt bằng khu bãi.
  • Bãi đúc dầm đúc sẵn bao gồm:
    • Khoảng cách giữa các khối đúc (để thao tác lắp dựng ván khuôn cốt thép).
    • Đường giao thông nội bộ để xe chở bê tông, xe cẩu vận chuyển khối đúc đi lại thao tác.
  • Tính toán diện tích bãi đúc dầm đúc sẵn:
    • Khối lượng toàn bộ dầm đúc sẵn 148 cấu kiện các loại.
    • Thời gian đúc dầm đúc sẵn dự kiến: 148 ngày.
    • Số cấu kiện dầm đúc trong 1 ngày: 148 cấu kiện / 148 ngày = 1 cấu kiện.
    • Thời gian bảo dưỡng bê tông tại bãi đúc là: 07 ngày.
    • Như vậy bãi đúc phải đủ diện tích để đúc được:

07 ngày x 1 cấu kiện/ngày = 07 cấu kiện.

  • Diện tích bãi đúc được tính theo công thức sau:
    • R = (a + Lpcb) x n + a
    • L = (a + Rpcb) x m + a
  • Trong đó:
    • L, R: Chiều dài và rộng bãi đúc.
    • Lpcb: 28,0m (trung bình) - Chiều dài dầm đúc sẵn.
    • Rpcb: 0,6m - Chiều rộng dầm đúc sẵn.
    • a: Khoảng cách giữa các khối đúc để thao tác ván khuôn, cốt thép.
    • n, m: Số hàng và số cột khối đúc.
  • R = 8m x 1 hàng + 1m = 29m.
  • L = (0,6m + 1m) x 7 cột + 1m = 13m.
  • Như vậy diện tích bãi đúc cấu kiện dầm đúc sẵn là:

L x R = 29m x 13m = 396m2.

  • Bãi đúc dầm đúc sẵn được chia làm 1 hàng và 7 cột, song song bãi đúc, Nhà thầu bố trí đường giao thông nội bộ chiều rộng 8m để phục vụ công tác đổ bê tông và cẩu lắp vận chuyển.
  • Bãi chứa dầm đúc sẵn:
    • Theo tiến độ dự kiến của Nhà thầu từ khi bắt đầu đúc dầm đúc sẵn đến lúc lắp dựng là 80 ngày. Như vậy số cấu kiện đúc được: 80 ngày x 1 cấu kiện/ngày = 80 cấu kiện.
    • Như vậy diện tích bãi chứa tối thiếu phải chứa được: 80 cấu kiện. Chiều rộng bãi là 29m. Các cấu kiện được xếp là 1 tầng. Chiều dài bãi sẽ là: 80 cấu kiện x 0,6m2 x 1,2 = 58m.
    • Vậy diện tích bãi chứa tối thiểu là: 29m x 58m = 1.566m2.

 

HÌNH ẢNH DEMO


Lán trại tạm,Biện pháp thi công công trình tạm,Biện pháp thi công lán trại

Lán trại tạm,Biện pháp thi công công trình tạm,Biện pháp thi công lán trại

Lán trại tạm,Biện pháp thi công công trình tạm,Biện pháp thi công lán trại

Lán trại tạm,Biện pháp thi công công trình tạm,Biện pháp thi công lán trại

Lán trại tạm,Biện pháp thi công công trình tạm,Biện pháp thi công lán trại

Lán trại tạm,Biện pháp thi công công trình tạm,Biện pháp thi công lán trại




Nguồn: Khobanve.vn

BẢN VẼ GẦN GIỐNG

BÌNH LUẬN (0)


ĐÁNH GIÁ (1)

ĐIỂM TRUNG BÌNH

5
1 Đánh giá
Bản vẽ rất tốt (1)
Bản vẽ tốt (0)
Bản vẽ rất hay (0)
Bản vẽ hay (0)
Bình thường (0)
Thành viên
Nội dung đánh giá
15:15 - 28/10/2023
Bản vẽ rất tốt
Bản vẽ rất tốt và phù hợp để phát triển