File cad bản vẽ dường từ ql14 đi thôn 7, 11 xã hoà phú, thành phố buôn ma thuột
8. Quy mô, công suất và cấp công trình xây dựng:
- Cấp kỹ thuật:
+ Cấp kỹ thuật: Đường cấp V miền núi (VTK = 30Km/h).
+ Loại và cấp công trình: công trình giao thông đường bộ cấp IV.
- Cấp mặt đường:
+ Xây dựng mặt đường cấp cao A1 ( mặt đườngBTXM).
- Công trình thoát nước:
+ Thiết kế cống bản thu nước địa hình kết cấu BTCT.
- Tải trọng tính toán:
+ Kết cấu áo đường: Tải trọng trục thiết kế 10T.
+ Công trình thoát nước: tải trọng HL93.
a. Bình đồ tuyến:
- Được thiết kế theo tiêu chuẩn Đường cấp V miền núi (Vtk =30Km/h), tuyến cố gắng đi bám theo đường cũ để hạn chế khối đào, đắp. Tuy nhiên vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn cấp đường.
- Các thông số kỹ thuật chủ yếu:
- Các thông số đã thiết kế về bình đồ tuyến:
+ Số lần chuyển hướng: 23 lần.
+ Chiều dài tuyến: 1.300,00m.
+ Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất: 40,00 m
+ Bán kính đường cong nằm lớn nhất : 550.03 m
- Đường giao: Toàn bộ tuyến có 17 nút giao. Thiết kế các nút giao đồng mút giản đơn, phạm vi thiết kế nút đến hết tiếp cuối của đoạn cong.
b- Trắc dọc:
- Quan điểm thiết kế:
+ Cao độ thiết kế trên trắc dọc là cao độ tim mặt đường hoàn thiện.
- Toàn tuyến là đường cũ dốc dọc (0%-:- 7%) đảm bảo cho điều kiện thoát nước mặt trong giai đoạn mùa mưa, trắc dọc tuyến được thiết kế bao bám để giảm khối lượng đào đắp.
- Kết quả thiết kế trắc dọc như sau:
+ Độ dốc đọc lớn nhất: 5,03%.
+ Độ dốc đọc nhỏ nhất: 0.00%.
+ Chiều cao đào nền lớn nhất : 0,17m.
+ Chiều cao đắp nền lớn nhất : 0,98m.
c- Trắc ngang:
+ Nền đường:
- Cao độ thiết kế trên trắc ngang là cao độ tim mặt đường hoàn thiện
- Trắc ngang nền đường hoàn thiện là 6,5m (chưa kể mở rộng trong đường cong)
- Độ chặt yêu cầu K>0,95.
- Siêu cao và mở rộng hai bên đường cong, trong các đường cong có bố trí siêu cao, thiết kế dốc ngang nền đường một mái theo siêu cao. Nền đường trong các đường cong thiết kế mở rộng tương ứng với độ mở rộng mặt đường về phía bụng đường cong.
- Ta luy nền đào 1/1, ta luy nền đắp 1/1,5.
+ Móng, mặt đường:
Móng, mặt đường:
+ Bù vênh mặt đường cũ bằng CPĐD loại 1 Dmax25
+ Mặt đường + lề gia cố đá 1*2, M300, dày 24cm, rộng 5,5m
+ Những đoạn có gia cố rãnh thì gia cố lề đến mép rãnh kết cấu lề gia cố theo kết cấu mặt đường
+ Lớp Móng CPĐD loại 1, Dmax25, dày 18cm.
+ Độ dốc ngang mặt đường + lề gia cố I = 2%.
+ Nền đường lu lèn K > 0,95.
- Lề đường đất :
+ Lề đường gia cố bằng CPTN, dày 42cm , rộng 0,5*2bên áp dụng cho những đoạn không gia cố rãnh.
+ Độ dốc ngang lề đất, I = 4%.
+ Nền đường lu lèn K > 0,95.
- Cống thoát nước:
* Kết cấu cống bản:
+ Tấm bản bằng B.T.C.T đá 1x2 M#250 đúc sẵn.
+ Thân cống, tường cánh bằng bê tông đá 2x4 M#150.
+ Kết cấu rải mặt bằng BTXM đá 0,5x1 M#250.
+ Móng cống và chân khay bằng bê tông đá 2x4 M#150.
Rãnh đất tiết diện hình thang đáy rộng 0,4cm, sâu 0,5cm ; mái trong 1/1,5, mái ngoài 1/1, riêng đoạn từ km0+8,4 -:- Km0+387 có nền đường hẹp nằm trong khu dân cư, địa hình bằng phẵng khó thoát nước nên gia cố rãnh bằng BTXM tiết diện chữ nhật rộng 50cm, sâu 50cm.
+ Thân rãnh phía mặt đường dày 25cm bằng đá 2*4, M150
+ Thân rãnh phía ngoài dày 20cm bằng đá 2*4, M150
+ Móng ranh bằng BT đá 2*4, M150 dày 10cm trên lớp dăm san đệm dày 5cm
Hệ thống báo hiệu đường bộ:
Xây dựng hệ thống an toàn giao thông cho tuyến đường, ứng với tốc độ thiết kế Vtk< 60 km/h theo QCVN41: 2016/BGTVT.
Biển báo: Bố trí các biển báo nguy hiểm, bố trí các nơi giao cắt với nút giao và nơi có đường cong nhỏ ... theo đúng qui định QCVN41: 2016/BGTVT. Biển báo được làm bằng tôn sơn phản quang, cột đỡ bằng thép tròn D80 mm, đế cột bằng bê tông đổ tại chỗ;
Nguồn: Khobanve.vn