[Mã bản vẽ 3849]

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngôi đình làng Đại Yên

  (1 Đánh giá)
  1       1081    

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngôi đình làng Đại Yên, mẫu bản vẽ được vẽ rất chi tiết với đầy đủ hình ảnh của các hạng mục

Danh mục
Thể loại
Ngày đăng
02-12-2016
Loại file
File
File download
 [filetheitke.vn]Đinh đại yên.rar [1.49 MB]
CAM KẾT TỪ NGƯỜI BÁN
Thông tin file đúng như mô tả

(Hạng vàng)
Xem trang

Bản vẽ
4060

Đánh giá (4347)
4/5

Ngày tham gia
22/7/2014

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngôi đình làng Đại Yên

KTĐT - Đình Đại Yên ở giữa phố Đội Cấn (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) là nơi tưởng niệm công chúa Ngọc Hoa - một trong những người phụ nữ được ghi danh trong sử sách vì đã góp sức bảo vệ đất nước khi kẻ thù xâm lược.

Thần phả của làng Đại Yên cho biết, vào thời Lý có một người tên là Trần Huấn quê ở Phúc Lâm (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) ra Thăng Long dạy học ở Đại Bi (tức Đại Yên). Bà vợ ông Huấn làm nghề bán tôm, cá có lần bắt được tấm lụa của một người đi chợ bỏ quên, bàtrả lại cho người đó. Đêm hôm ấy, bà nằm mộng thấy một cụ già trao cho bà viên ngọc quý,tỉnh dậy thấy trong người khác lạ, từ đó bà có thai, sau sinh ra một bé gái, đặt tên là Ngọc Hoa. Ngọc Hoa càng lớn càng xinh đẹp, khi 9 tuổi cô đã giả trai dự kỳ thi tuyển binh, rồi được cùng cha đi đánh giặc Chế Ma Na ở phương Nam sang xâm lấn bờ cõi nước Đại Việt. Trong khi ta và địch đang ở thế giằng có, nàng đã vờ làm cô gái bán trầu cau, thuốc lào, vào vùng địch để thu thập tin tức, giúp quân ta chọn thời cơ đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Đất nước sạch bóng quân thù, nàng trở về Đại Bi phụng dưỡng mẹ và mất tại đây.

Nhà vua phong cho Ngọc Hoa là công chúa, dân làng lập đình thờ phụng nàng. Tại đình Đại Yên có đôi câu đối bằng chữ Hán ca ngợi công lao của Ngọc Hoa, được dịch ra quốc âm như sau: “Một trận quân về, làm bình yên vạn vật/ Chín tuổi dẹp giặc, phò Lý giữ non sông”. Cổng đình được xây theo kiểu ngũ môn, ba hiện hai ẩn, cửa giữa nằm trong hai trụ lớn kiểu lồng đèn. Ở bốn gian bên của phần hiên trước khi vào tiền tế, dưới mái được lót ván kín theo vòm cuốn. Hình thức này hiếm thấy ở các ngôi đình khác.

Tòa đại bái nhỏ hơn tiền tế, có 3 gian, 4 hàng chân cột. Khi có mưa, mái trong tiền tế và mái ngoài đại bái cùng đổ nước vào một máng đồng tạo cho hai kiến trúc này mang tính chất“trùng thiềm điệp ốc” trong một không gian liên hoàn. Ở hậu cung, đáng chú ý là trang trí của bức cốn với hình chạm nổi phượng vũ trong tư thế đang bước về phía trước, miệng ngậm một bông cúc nở to. Tại đây phượng đã trở thành biểu tượng “nữ nhân thánh hỏa” của công chúa Ngọc Hoa.

Khám thờ thành hoàng là một tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc rất công phu. Mặt ván ở lưng khám có vẽ đôi rồng chầu mặt trời với tư thế hung dữ uốn lượn trong mây. Phần trong khung được chia làm ba ô ngăn cách bởi hai trụ lửng chạm lẵng hoa. Tượng công chúa Ngọc Hoa to bằng người thực ở tư thế ngồi, chân trái khoanh, chân phải co chéo, đầu đội khăn kết hình cánh phượng, mặt phương phi, nhân hậu, mắt nhìn xuống, miệng mỉm cười. Áo công chúa mặc có vạt chéo hai lớp, để lộ yếm ngực và chảy qua cánh tay, tạo những nétvểnh lên theo cách viền lá sen trong lòng. Tay phải cầm một quả đào nhỏ với ý nghĩa trừ tà ma, đem lại hạnh phúc cho đời, tay trái để ngửa trên đầu gối trong thế “kết ấn cam lồ” để xuatan mọi phiền muộn.

Đình Đại Yên hiện còn 4 nhang án được bảo quản tốt, trong đó có chiếc đặt ở tiền tế có giátrị nghệ thuật cao. Tai nhang án chạm rồng và long mã chầu vào giữa, hàng diềm kép dưới được chạm thủng và bong, chia ô cùng với trang trí rồng, hổ phù, phượng. Ở chân nhang án cũng chia ra ô to, nhỏ cân cứng với các đề tài linh vật, khiến cho mảng chạm thêm sinh động. Một nhang án khác đặt ở giữa tòa đại bái, phần trên được bổ trụ chấn song con tiện ở 4 góc, thân cũng vổ trụ ô ken nhau trong một thế cân xứng chạm hoa lá cỏ cây. Hai bên nhang án còn đặt 2 nhang án khác, trên có khám thờ bách tính với ý nghĩa bên tả thờ văn, bên hữu thờ võ Ngoài ra, đình Đại Yên còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệthuật khác như: kiệu bát cống, long đình, ngai, bài vị, cửa võng, một đôi chóe khá lớn mang niên hiệu Càn Long bên cạnh những bộ chấp kích, đại đao, chùy Phía sau đình còn có gò đất cao, tương truyền là mộ của công chúa, vì thế dưới gò mới xây một bệ thờ.

Nằm giưã vùng “mười ba làng trại” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa, đình Đại Yên nổi bật lên như một công trình tín ngưỡng bề thế và gắn liền với câu chuyện về công chúa Ngọc Hoa - một thiếu nữ anh hùng thời Lý. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật từ 27/12/1990. Đây là niềm tự hào của người dân Đại Yên, một làng có nghề trồng cây thuốc chữa bệnh từ lâu đời.

HÌNH ẢNH DEMO


File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng

File thiết kế thi công đình,bản vẽ thi công ngôi Đình,thiết kế bản vẽ thi công,bản vẽ đình làng




Nguồn: Khobanve.vn

BÌNH LUẬN (0)


ĐÁNH GIÁ (1)

ĐIỂM TRUNG BÌNH

5
1 Đánh giá
Bản vẽ rất tốt (1)
Bản vẽ tốt (0)
Bản vẽ rất hay (0)
Bản vẽ hay (0)
Bình thường (0)
Thành viên
Nội dung đánh giá
11:28 - 15/6/2019
Bản vẽ rất tốt
Code chất lượng, hỗ trợ tốt